Viêm tuyến nước bọt: Nguyên nhân biểu hiện triệu chứng bệnh & cách điều trị
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng xảy ra khi virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng đến ống dẫn thanh quản hoặc tuyến nước bọt. Việc nhiễm trùng có thể do lượng nước bọt bị tắc nghẽn, giảm, viêm hoặc nhiều nguyên nhân khác. Tuyến nước bọt có vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy nếu bị viêm sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với các triệu chứng lâm sàng như sưng đau vùng quanh tai, dưới hàm; toàn thân có thể bị buồn nôn, sốt, cơ thể mệt mỏi. Nếu như không được điều trị kịp thời, thì triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh khó thở và ăn uống kém.
Vậy thì hôm nay, hãy cùng với kqsx.tv tìm hiểu xem nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị viêm tuyến nước bọt tốt nhất để nhanh chóng giải quyết tình trạng khó chịu này cho người bệnh.
Mục lục
1. Thế nào là viêm tuyến nước bọt?
Viêm tuyến nước bọt là tình trạng tuyến nước bọt đang bị nhiễm trùng do vi rút, vi khuẩn, nấm hoặc do dị ứng gây ra. Viêm tuyến nước bọt thường xảy ra ở tuyến nước bọt mang tai và ở dưới hàm là chủ yếu. Nguyên nhân gây ra viêm tuyến nước bọt có thể là bởi sự suy giảm lượng nước bọt do bị tắc nghẽn hoặc do tuyến nước bọt bị viêm.
Có 3 tuyến nước bọt chính nằm ở hai bên mặt:
- Tuyến dưới lưỡi.
- Tuyến dưới hàm.
- Tuyến nước bọt mang tai là tuyến nước bọt lớn nhất, nằm ở hai bên má (một tuyến nằm ở phía trên hàm và một tuyến nằm ở phía trước tai), nếu như một trong hai tuyến này bị viêm thì gọi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
2. Biểu hiện của viêm tuyến nước bọt
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh có thể có những dấu hiệu và triệu chứng thường thấy như sau.
- Đầu tiên bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu sưng tuyến mang tai đột ngột, khi ăn. Ban đầu bạn sẽ có những biểu hiện giống như bệnh quai bị cho nên không ít người nhầm lẫn.
- Miệng có mùi hôi và có vị bất thường
- Sau hiện tượng sưng tuyến mang tai bạn sẽ có dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt.
- Cảm thấy đau hoặc khó chịu khi mở miệng
- Không thể mở miệng to được
- Cảm thấy khô miệng
- Trong miệng có mủ
- Cảm thấy đau trong miệng
- Đau mặt
- Hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng có dấu hiệu sưng, đỏ.
- Cổ hoặc mặt bị sưng lên
Trên đây chỉ là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể xảy ra khi bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến nước bọt này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần đi khám sức khỏe để được chẩn đoán chính xác.
Bên cạnh đó, người bị viêm tuyến nước bọt khi có dấu hiệu bị khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng càng ngày càng nghiêm trọng thì cần tìm đến ngay bác sĩ.
3. Nguyên nhân viêm tuyến nước bọt
Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến nước bọt có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây:
- Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.
- Viêm tuyến nước bọt thông thường là do nhiễm vi khuẩn có tên gọi là Staphylococcus aureus.
- Điều trị xạ trị vùng đầu và cổ.
- Ống tuyến nước bọt bị tắc nghẽn do bị đờm nhầy.
- Bị sỏi tuyến nước bọt.
- Bị suy dinh dưỡng và mất nước cung là một trong số những nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến nước bọt.
4. Phân biệt viêm tuyến nước bọt mang tai và quai bị
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh quai bị và viêm tuyến nước bọt. Nhưng thật ra đây là hai loại bệnh khác nhau.
Điểm giống nhau
Cả hai bệnh này đều được biểu hiện ở mang tai và có những dấu hiệu giống nhau như: sốt cao, bị sưng tuyến mang tai, đau họng…
Điểm khác nhau
Bệnh quai bị
Do loại vi rút Paramyxoviridae gây nên. Khác với viêm tuyến nước bọt, bệnh quai bị là căn bệnh truyền nhiễm, rất dễ bị lây lan. Bệnh quai bị chỉ mắc một lần trong đời. Vì sau đó cơ thể bạn sẽ sản sinh ra loại miễn dịch với vi rút này.
Viêm tuyến nước bọt mang tai
Viêm tuyến nước bọt mang tai có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Đối với những bệnh nhân bị viêm tuyến nước bọt mang tai nhiều lần sẽ dẫn đến tuyến mang tai bị phì đại hai bên và ngày càng làm cho khuôn mặt có nhiều biến dạng.
Viêm tuyến nước bọt mang tai chủ yếu là do loại vi khuẩn Staphylococcus aureus gây nên hoặc do sỏi tắc ống dẫn nước bọt gây nên viêm nhiễm.
5. Biến chứng của viêm tuyến nước bọt
Thông thường viêm tuyến nước bọt sẽ khỏi hẳn trong thời gian hơn 1 tuần, nếu như được điều trị thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng trường hợp người bệnh không nghiêm túc điều trị thì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:
- Làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối này sẽ làm tổn thương mang thai.
- Mủ có thể tích tụ lại và dần dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.
- Những bộ phận khác của cơ thể cũng bị nhiễm trùng.
- Nếu như viêm tuyến nước bọt xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến nước bọt, còn trường hợp khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương.
6. Cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và rất khó khăn trong việc ăn uống. Tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa chúng trước khi vi rút xâm nhập:
- Không được ăn kẹo vào buổi tối.
- Nhất định phải đánh răng mỗi ngày 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
- Súc họng bằng nước muối sinh lý.
- Lấy hết vữa thức ăn ra.
7. Cách điều trị viêm tuyến nước bọt
Điều trị viêm tuyến nước bọt còn tùy thuộc vào nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà người bệnh đang gặp phải.
Nếu người bệnh bị sốt, xuất hiện mủ thì có thể điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh và chọc, hút mủ.
Bên cạnh đó, có một số biện pháp có thể tự chăm sóc tại nhà giúp người bệnh có thể cảm thấy thoải mái như:
- Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt đang bị ảnh hưởng.
- Uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chút chanh để kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt.
- Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng chút muối.
- Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Người bệnh có thể ngậm thêm một lát chanh chua để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng.
Phần lớn các trường hợp bị viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mãn tính hoặc bị viêm tái đi tái lại liên tục, phẫu thuật là cần thiết để điều trị triệt để căn bệnh này.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết nhất về viêm tuyến nước bọt để giúp các bạn có thể phát hiện sớm bệnh để từ đó phòng ngừa và điều trị kịp thời. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh chuyển sang mãn tính hoặc bị lại nhiều lần thì bạn cần nên tiến hành phẫu thuật theo sự chỉ định của bác sĩ để có thể giải quyết dứt điểm căn bệnh này. Tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Và hãy luôn theo dõi những bài viết hữu ích khác về sức khỏe của kqsx.tv nhé.