Viêm tai giữa cấp thủng màng nhĩ ở người lớn & trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng chất dịch trong tai giữa có dấu hiệu nhiễm trùng do vệ sinh cá nhân không sạch sẽ hoặc do nước bẩn chảy vào trong tai. Bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em, gây ra các triệu chứng sốt, nôn, đau nhức tai, khả năng nghe kém, dịch chảy nhiều và bị suy giảm thính lực. Trong trường hợp không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm, viêm màng não,….Do đó, việc nắm những thông tin cần thiết về bệnh là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.
Bài viết dưới đây của kqsx.tv sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm tai giữa cấp tính cực kì hiệu quả.
Mục lục
1. Thế nào là viêm tai giữa cấp tính
Cụ thể viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm cấp các niêm mạc hòm nhĩ, vòi nhĩ và niêm mạc lót trong tế bào hơi của xương chũn. Viêm tai giữa cấp thủng màng nhĩ là tình trạng biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa cấp, thậm chí dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách.
Viêm tai giữa là triệu chứng viêm nhiễm vùng trong tai gây ra những biểu hiện suy giảm thính lực tạm thời, đau rát, chảy mũ… Trong đó viêm tai giữa cấp tính là triệu chứng phân loại của viêm tai giữa, thường gặp nhiều ở trẻ em do cấu trúc tai chưa được hoàn thiện, nhiễm khuẩn đường hô hấp, cụ thể trong giai đoạn người bệnh bị cảm cúm, sởi, bạch hầu… kéo dài.
2. Nguyên nhân viêm tai giữa cấp tính
Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa cấp thường xuất hiện nhiều ở trẻ em do cấu tạo tai chưa được hoàn thiện như người lớn, trong khi đó viêm tai giữa cấp ở người lớn lại do những nguyên nhân viêm nhiễm, môi trường xung quanh, vệ sinh cá nhân… Cụ thể:
- Hệ thống niêm mạc của người bị viêm tai giữa cấp khá nhạt cảm, dễ tiết dịch do phản ứng với một số chất gây dị ứng, khiến dịch ngày càng ứ đọng nhiều trong tai gây viêm tai.
- Do cấu trúc tai của trẻ, vòi nhĩ nồi hòm nhĩ và mũi họng của trẻ nằm ngang và ngắn hơn của người lớn, vi khuẩn thường dễ lây lan và phát triển bệnh.
- Đối với người lớn, một số trường hợp viêm tai giữa lúc nhỏ và chưa được điều trị triệt để khiến bệnh biến chứng thành viêm tai giữa mãn tính.
- Khi tắm nước chảy vào trong tai và ứ đọng bên trong, hoặc khi bơi lội tại những nơi có nguồn gốc không được sạch khiến các loại khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong.
- Viêm tai ngoài và lây lan vào viêm tai giữa, cùng những biến chứng của một số bệnh về viêm mũi, viêm xoang.
- Thường dùng những vật cứng, vật nhọn đưa vào trong tai làm tai bị tổn thương
3. Một số biến chứng của viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa ban đầu là một triệu chứng có thể tự chữa tại nhà nếu được phát hiện sớm. Tuy vậy đối với tình trạng viêm tai giữa kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng:
Chậm nói, kém phát triển ở trẻ nhỏ
Đối với trẻ nhỏ, do những ảnh hưởng gián đoạn khả năng nghe trong thời gian dài khiến trẻ có thể bị hạn chế khả năng nói trong giai đoạn đến tuổi học nói, cũng như suy giảm những kỹ năng khác nếu tình trạng kéo dài.
Suy giảm thính lực, khiếm thính
Viêm tai giữa thường xuyên khiến khả năng nghe giảm dần, tai bị nhiễm trùng dai dẳng và luôn xuất hiện dịch mủ trong tai chèn ép gây thủng màng nhĩ, dẫn đến mất thính giác hoàn toàn.
Nhiễm trùng tai lây lan rộng
Viêm tai giữa là một biểu hiện nhiễm trùng và không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng sang các mô lân cận. Gây thiệt hại cho xương và hình thành các u chứa mủ.
4. Triệu chứng viêm tai giữa cấp tính
Đối với người lớn
Tương tự như trẻ nhỏ khi có những biểu hiện nôn, sốt, đau nhức tai, dịch chảy nhiều và thính lực giảm.
Đối với trẻ nhỏ
- Trẻ nhỏ hơn sẽ thấy có những biểu hiện ở tư thế nằm thay đổi, tư thế nằm bú không ổn định do những cơn đau từ sự thay đổi áp suất trong tai giữa khiến trẻ khó bú, khó ngủ, ăn ít…
- Dịch trong tai xuất hiện và đọng lại nhiều ở bên trong, tạo áp lực lên tai gây đau tai, khiến trẻ thường kéo tai, giật thùy tai, khả năng nghe kém và la khóc nhiều.
- Một số triệu chứng bên ngoài là sốt, nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt.
- Áp suất của dịch đọng trong tai quá mạnh và không được lấy ra kịp thời khiến màng nhĩ bị thủng, rò rỉ dịch tai vào sâu bên trong.
5. Cách điều trị viêm tai giữa cấp tính
- Hạn chế ngoáy sâu vào trong tai, tác động đến màng nhĩ gây thủng màng nhĩ.
- Cần thường xuyên vệ sinh tai sạch sẽ, giữ sạch và làm ấm vùng tai mũi họng khi nhiệt độ hạ thấp.
- Thường xuyên kiểm tra tai của trẻ nhỏ để có thể theo dõi tình trạng vệ sinh tai của trẻ.
- Không tắm, bơi lội ở những khu vực nhiều nước bẩn, tránh để nước đọng trong tai lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn phát sinh gây nhiễm trùng.
Viêm tai giữa cấp tính là một trong bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu như chủ quan mà không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp các bạn có những thông tin cần thiết để phòng tránh bệnh và giảm thiểu những triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, việc vệ sinh tai sạch sẽ là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm tai giữa. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo cùng với kqsx.tv.