Uống kẽm trước khi mang thai có cần thiết không?
Để bước vào hành trình mang thai khỏe mạnh và an toàn, chị em phụ nữ nên uống kẽm trước khi mang thai. Bởi vì, kẽm là một trong những dưỡng chất không thể thiếu trong thai kỳ, thậm chí giai đoạn sau sinh cũng luôn cần kẽm. Bổ sung một lượng kẽm vừa đủ trước khi bước vào thai kỳ sẽ giúp cho chị em phụ nữ có đủ lượng kẽm cho mình và đề phòng được nguy cơ thiếu kẽm thường xảy ra. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác dụng của kẽm và những lưu ý khi dùng nó nhé!
Mục lục
1. Tầm quan trọng của kẽm đối với sức khỏe sinh sản
Cùng với sắt, canxi, axit folic, omega 3 thì kẽm cũng là chất bạn nên bổ sung trước khi quyết định mang thai. Uống kẽm trước khi mang thai rất cần thiết và nên dùng khoảng 8mg/ngày. Tuy nhiên, bước vào hành trình của thai kỳ, lượng kẽm sẽ là 11mg/ ngày. Ngoài ra, phụ nữ cho con bú yêu cầu bổ sung đủ 12mg/ngày vì sữa mẹ chính là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất cho bé.

Phụ nữ nên bổ sung kẽm ngay cả trước và trong khi mang thai. Ảnh: Internet
Nếu dùng đúng liều lượng kẽm theo chỉ định thì bà bầu còn hạn chế được tình trạng thai nghén, tránh việc sinh con bị nhẹ cân. Cũng theo nghiên cứu, phụ nữ mang thai cung cấp đủ kẽm còn ngăn chặn tình trạng thai lưu, tránh việc trẻ bị ảnh hưởng dây thần kinh sau này.
Cùng đó, kẽm còn quan trọng với cả người già và trẻ nhỏ. Kết quả thống kê cho thấy, nếu người già thiếu kẽm sẽ làm tăng nguy cơ loãng xương và có thể bị teo cơ. Còn với trẻ nhỏm thiếu kẽm có thể gây loạn tinh thần, nổi cáu, quấy khoc, ít ngủ, còi cọc.
Nhìn chung, kẽm mang đến nhiều tác dụng cho người dùng dù là bà bầu hay phụ nữ trước khi có thai hoặc người già và trẻ nhỏ.
2. Lưu ý khi dùng kẽm
Thiếu kẽm dẫn đến nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lí cho con người. Song uống kẽm trước khi mang thai quá nhiều cũng có những hệ lụy chẳng kém. Do đó, liều lượng kẽm cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu uống nhiều kẽm sẽ khiến bạn hay buồn nôn, ói mửa, đau bụng thậm chí bị tiêu chảy. Cơ thể thiếu hụt lượng kẽm sẽ dần tới ăn không ngon miệng, khả năng miễn dịch thấp, dễ nhiễm trùng. Đặc biệt với bà bầu không nên bổ sung quá 40mg mỗi ngày. Ngoài ra, nếu không hấp thu viên kẽm thì chị em phụ nữ có thể bổ sung qua thực phẩm.

Kẽm giúp bé ăn ngon. Ảnh: Internet
3. Những chất cần bổ sung trước thai kỳ
Kẽm là một trong những chất cần thiết trước, trong và cả sau giai đoạn mang thai. Ngoài kẽm, một số chất khác cũng được khuyến cáo nên bổ sung trước thai kỳ.
Ví dụ: Bổ sung nguồn axit folic trước 3 tháng thai kỳ vì nó giúp giảm dị tật ống thần kinh cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Bổ sung sắt cũng cần đặc biệt quan tâm vì trong giai đoạn mang thai, sắt cần tăng lên một lượng đáng kể. Sắt cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi và sự hình thành tuần hoàn máu của nhau thai.
Cùng đó, canxi cũng giúp cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh và giảm nguy cơ loãng xương sau này. Các protein, vitamin và khoáng chất cũng được khuyến cáo dùng cho chị em phụ nữ để chuẩn bị một hành trình mang thai khỏe mạnh, cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Chính tác dụng tuyệt vời của kẽm nói chung và sự cần thiết của việc uống kẽm trước khi mang thai mà hiện nay trên thị trường bào chế sẵn kẽm dưới dạng viên uống tiện dụng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một vài thực phẩm giàu kẽm để bồ sung trong thực đơn hằng ngày như:
Phụ nữ trước khi mang thai nên bổ sung lượng 100gram thịt bò mỗi ngày vì nó chứa từ 3.7 – 5,8mg kẽm hoặc 100gram thịt lợn chứa đến 1,9 – 3,5mg kẽm. Trong khi đó, 200mg sữa chua không béo cũng cung cấp 1,8m kẽm. Các thực phẩm khác như: sữa tươi, hạnh nhận, gan heo,lươn, sò và đặc biệt là hàu cũng là nguồn thực phẩm hết sức lý tưởng để bạn bổ sung kẽm.

Bổ sung kẽm thông qua thực phẩm. Ảnh: Internet
Ngay từ lúc này, để chuẩn bị cho thai kỳ sắp tới thật khỏe mạnh, chị em phụ nữ nên uống kẽm trước khi mang thai và cả trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sức khỏe mẹ và bé để bảo vệ tốt cho bé yêu của mình nhé!
Ngọc Hoài tổng hợp
Mẹ - Bé - Tags: uống kẽm trước khi mang thaiUống kẽm trước khi mang thai có cần thiết không?
Bà bầu dùng kem dưỡng da được không? Cách chăm sóc da khi mang thai an toàn
Bà bầu dùng kem dưỡng làm trắng da khi mang thai nên hay không?
Những điều cần tránh khi đặt tên cho con cha mẹ nào cũng nên biết
Tư vấn cách đặt tên cho con gái 2018 theo tên các loài hoa & ý nghĩa đi kèm
Thực phẩm dinh dưỡng bà bầu ăn gì tốt khi mang thai 3 tháng đầu
Cách đặt tên ở nhà cho bé gái tuổi Mậu Tuất 2018 hay ý nghĩa & dễ thương nhất quả đất
Uống enat 400 trước khi mang thai có tác dụng gì?
Uống sữa đậu nành trước khi mang thai, nên hay không nên?
Bệnh đi kiết ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Và nên phòng bệnh cho con bằng cách nào?
Mẹo chữa Bệnh đi tướt ở trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
Bệnh đi ngoài ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân do đâu và các mẹ nên làm gì?
Biết cách massage trẻ sơ sinh mẹ bỉm sữa sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bé
Mẹ bỉm nên ăn gì để phục hồi sức khỏe sau sinh toàn diện và lợi sữa