Trật khớp háng bẩm sinh. Nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả của trật khớp háng bẩm sinh
“Trật khớp háng bẩm sinh. Nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả của trật khớp háng bẩm sinh” sẽ là nguồn thông tin hữu ích không chỉ với những ai đang cần tìm hiểu về căn bệnh này mà đối với tất cả các bậc cha mẹ. Việc đón đọc nguồn thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu về căn bệnh này, nguyên nhân, dấu hiệu để tìm cách phát hiện sớm nhất giúp con có cơ hội chữa lành!
Mục lục
Dị tật trật khớp háng bẩm sinh là gì?
Trật khớp háng bẩm sinh được xếp vào dạng bẩm sinh chi dưới và là loại dị tật nguy hiểm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khả năng đi lại và các hoạt động cần lực nâng đỡ của khớp háng.
Trật khớp háng bẩm sinh có thể hiểu sơ bộ là tình trạng một bên chỏm xương đùi hoặc cả hai chỏm xương đùi hai bên của háng không vào khớp một cách bình thường mà bị rất ra ngoài hoặc chỉ cần tác động nhỏ như đi lại cũng khiến khớp háng trật ra ngoài. Tùy vào tình trạng trật khớp chỏm xương đùi này mà có thể chia làm trật khớp háng một bên hoặc trật khớp háng hai bên
Trung bình theo tính toán cứ khoảng 1000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị mắc dị tật trật khớp háng. Trật khớp háng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, biểu hiện và hậu quả cụ thể của dị tật bẩm sinh này qua những thông tin chi tiết dưới đây!
Nguyên nhân dẫn đến dị tật trật khớp háng bẩm sinh
Dị tật trật khớp háng bẩm sinh hầu như không có biện pháp đề phòng ngừa do không định hình được những nguyên nhân cụ thể và chính xác ra bệnh. Việc chuẩn đoán các nguyên nhân gây ra dị tật này chỉ dừng lại ở mức độ giả thuyết do vậy không hoàn toàn đảm bảo được sự chính xác. Tuy nhiên theo sự nghiên cứu từ các ca bị dị tật khớp háng bẩm sinh, có thể đưa ra một số nguyên nhân giả thiết như sau:
- Xuất phát từ sự nhiễm trùng hoặc dùng các chất độc hại khi mẹ mang thai: Việc bị nhiễm trùng khi mang thai là nguyên nhân chính gây ra các dị tật về xương khớp ở thai nhi, trong đó khớp háng là khớp xương lớn chủ lực nên không ngoại trừ khả năng này. Bên cạnh đó, việc mẹ tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại khi mang thai như chất nicotin, thuốc Tây, chấn hàn răng, hóa chất trong mỹ phẩm, nhựa độc hại… cũng dẫn đến ức chế sự phát triển xương khớp và teo xương ở thai nhi.
- Nguyên nhân di truyền từ cha mẹ: có tới 20% các ca bị dị tật trật khớp háng xuất phát từ yếu tố di truyền của cha mẹ, nếu cha mẹ mắc phải căn bệnh này thì khó tránh khỏi nguyên nhân con cũng bị theo.
- Đột biến nhiễm sắc thể: Việc cơ thể trẻ bị các dị tật khác liên quan đến chi dưới khi sinh ra như khoèo bàn chân, bàn chân thuổng… hoặc sự cứng các khớp trong cơ thể (khớp gối, khớp khuỷu, khớp vai…) là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đi lại khiến dễ dàng gây trật khớp háng.
Những tác hại của trật khớp háng gây ra
Khớp háng được xem là một trong những khớp chủ lực của cơ thể có vai trò điều hành và cho phép các xương ở đây di chuyển linh hoạt nâng đỡ cơ thể hoặc đổi nhiều tư thế vận động khác nhau. Do vậy việc trật khớp háng bẩm sinh sẽ gây ra những ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến hàng hoạt vấn đê liên quan đến chức năng của khớp háng nói chung và toàn bộ vùng háng nói riêng như:
- Trật khớp háng gây đau đớn cho người bệnh, nhất là trong các hoạt động tác động đến phần khớp này sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm nhiễm, chèn ép các xây thần kinh và các cơ xung quanh.
- Có thể gây ra dị tật dáng đi: Khi trật một hoặc hai bên khớp háng tùy theo mức độ sẽ khiến dáng đi của bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn như chân chữ o, chữ x, chân cong veo, khập khiễng. Càng về lâu dài dáng đi càng bị biến tướng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến cột cống: tùy theo mức độ trật khớp háng có thể tác động đến khớp háng, khi khớp háng bị trật thì xương sống phải thành trụ cột đỡ cơ thể với áp lực nặng hơn rất nhiều. Điều này có thể dẫn đến cột sống bị cong vẹo, lệch và biến dạng.
- Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: đa số trật khớp háng bẩm sinh thường xảy ra ở nữ giới, tình trạng này nếu không kịp thời được chữa trị hoặc những biến chứng sau khi chữa trị sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sinh nở về sau.
Dấu hiệu trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ nhỏ
Trật khớp háng bẩm sinh được khuyến khích phát hiện và chữa trị càng sớm càng tốt, ở trẻ sơ sinh trong vòng khoảng vài tuần đầu đến một tháng có thể phát hiện và khẳng định được có mắc dị tật về căn bệnh này hay không. Những dấu hiệu giúp bạn phát hiện ra dị tật trật khớp háng bẩm sinh bao gồm:
- Những nếp lằn ở trẻ ít hoặc không xuất hiện: thông thường khi trẻ nhỏ mới sinh ra sẽ có những ngấn (nếp) lằn rất to ở các bộ phận chi gấp khúc và sau mông. Nếu bé bị trật khớp háng vết lằn sẽ ít và xuất hiện cao hơn hẳn.
- Chiều dài hai chân không bằng nhau; Đây là dấu hiệu cơ bản để phát hiện bệnh nhân trật khớp háng, thông thường chân bên bị trật sẽ bị co lại và ngắn hơn, nếu hai chân đều bị trật thì các chân sẽ có dấu hiệu co quắp nhiều hơn bình thường.
- Bàn chân khoèo ra phía ngoài: Khi trẻ biết bò hoặc đi tập tễnh, nếu thấy bàn chân khoèo trật hẳn ra bên ngoài rất có thể bé đang bị trật khớp háng.
- Khó cử động khớp háng: bạn có thể kiểm tra dễ dàng bằng cách bẻ gập và duỗi khớp háng, khớp gối của bé nhẹ nhàng, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường cần tiến hành kiểm tra ngay.
- Dáng đi không bình thường: đối với trẻ bị trật khớp háng một bên, dáng đi sẽ nghiêng hẳn về bên còn lại, đối với trẻ bị trật hại bên dáng đi sẽ tập tễnh, càng trật nặng thì càng khó khăn trong việc đi lại.
Những nguồn thông tin trên đây thực sự rất hữu ích đúng không nào? Hãy chia sẻ bài viết ” Trật khớp háng bẩm sinh. Nguyên nhân, dấu hiệu và hậu quả của trật khớp háng bẩm sinh” này để nhiều người biết tới hơn nữa và đón đọc nhiều bài viết khác mỗi ngày của gonhub.com nhé!
Kiến thức - Tags: dị tật bẩm sinh