Không bị đau đẻ khi quá ngày dự sinh mẹ bầu nên làm thế nào?
Chuyện không bị đau đẻ tưởng rằng may mắn nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với mẹ bầu. Cơn đau đẻ là dấu hiệu thông báo cho quá trình chuyển dạ bắt đầu để mẹ bầu có sự chuẩn bị cho quá trình chào đón con yêu ra đời. Nhưng khi không có dấu hiệu mẹ sẽ khó nhận biết tình trạng của thai nhi và thời gian để sẵn sàng. Có những mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ hay cách thức chuyển dạ để tránh cơn đau trong khi vượt cạn. Nhưng cơn đau thông báo cho quá trình sinh con nếu không xảy ra mẹ bầu cần cân nhắc kĩ lưỡng để có phương pháp xử lí kịp thời, giữ an toàn cho mẹ bầu và thai nhi bằng một số phương pháp dưới đây.
1. Giữ trạng thái tâm lí ổn định
Trong quá trình trước khi mang thai và trong giai đoạn có thai mẹ bầu thường rơi vào trạng thái căng thẳng, hoang mang, lo sợ về một số vấn đề có liên quan, cơn đau đẻ diễn ra như thế nào, đau đẻ có đáng sợ hay không, nên làm gì khi cơn đau đẻ xảy ra…khiến cho tâm lí mẹ bầu mệt mỏi là cản trở lớn đối với quá trình chuyển dạ.
Tâm lí thoải mái được các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu duy trì trong suốt giai đoạn mang thai, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quá trình bổ sung dinh dưỡng, chuẩn bị trạng thái sẵn sàng trước khi sinh con.

Mẹ bầu thắc mắc khi không đau đẻ thì nên làm thế nào? Ảnh: Internet
Đối với mẹ bầu mà nói đây được xem như một nhân tố quan trọng trong cả một giai đoạn mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ sơ sinh cả về sau này.
Đặc biệt là giai đoạn sau khi sinh mẹ bầu cần phải giữ tốt tâm lí hơn để tránh nguy cơ trầm cảm hay những cơn túc giận dẫn đến việc lên máu sản hậu.

Tâm lí thoải mái giúp mẹ bầu cảm thấy tốt hơn cho quá trình chuyển dạ. Ảnh: Internet
2. Hiểu rõ về cơn chuyển dạ
Là một dạng cơn đau tồn tại trong quá trình mang thai ở những tháng cuối kì, cơn đau chuyển dạ không phải chỉ là một dạng đau thông thường mà mẹ bầu chỉ cần hình dung là có thể hiểu rõ. Do xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nên cơn đau chuyển dạ, hay gọi là đau đẻ có những cách phân biệt rõ rệt.
Đối với cơn đau đẻ giả về cả mặt thời gian lẫn mặt đặc điểm đều không có sự tương đồng với cơn đau đẻ thật nhưng đôi khi diễn biến bên trong cơ thể có chút xáo trộn sẽ khiến mẹ bầu nhẫm lẫn với cơn đau đẻ thật.

Mẹ bầu hiểu rõ về cơn chuyển dạ sẽ tốt hơn trước lúc vượt cạn. Ảnh: Internet
Khi mẹ bầu hiểu rõ về cơn đau đẻ sẽ giúp cho việc phân biệt chính xác hơn, tránh những trường hợp phân tích sai dẫn đến nhập viện rồi lại trở về nhà.
Bên cạnh đó kiến thức về cơn đau đẻ còn giúp cho mẹ bầu có tâm lí sẵn sàng, tránh căng thẳng, bớt lo âu, hỗ trợ cảm giác thèm ăn khi cảm thấy thoải mái.
3. Đến khám bác sĩ
Trong khi mang thai, mẹ bầu nên thăm khám định kì để bác sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe thai nhi và sản phụ, theo dõi các biến chứng nếu có biểu hiện bất thường mà tìm cách khắc phục. Đồng thời việc kiểm tra định kì cũng là cách bảo vệ thai nhi và giúp cho trẻ được hỗ trợ toàn diện suốt thời kì còn nằm trong bụng mẹ.
Một khi dấu hiệu đau đẻ không xuất hiện sự tham khảo ý kiến của bác sĩ chính là liệu pháp an toàn nhất để mẹ bầu an tâm hơn, thai nhi được kiểm chứng tình trạng an toàn.

Thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Ảnh: Internet
Khi xảy ra hiện tượng mẹ không bị đau đẻ không còn thuộc về biểu hiện của mẹ bầu trong thời kì mang thai và hơn thế là một vấn đề quan trọng mẹ bầu nên chuẩn bị kiến thức cẩn thận. Sinh nở chính là quá trình mà mẹ bầu đòi hỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, vì vậy khi không có sự chuẩn bị thì trường hợp xảy ra may rủi để lại những kết quả ngoài ý muốn.
Chính vì thế sự chủ quan sẽ không được khuyến khích trong giai đoạn này dù là vấn đề lớn hay nhỏ. Đau đẻ hay không đau đẻ đều có sự quan trọng đối với từng giai đoạn của thai phụ và ngay cả đối với thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên có cho mình ngoài kiến thức, thể trạng thì cũng nên thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ để giữ gìn an toàn cho đến lúc chuyển dạ.
Lý Ngân – Tổng hợp
Mẹ - Bé - Tags: đau đẻ giả bao lâu thì sinhKhông bị đau đẻ khi quá ngày dự sinh mẹ bầu nên làm thế nào?
Dấu hiệu mang thai bé gái trong 3 tháng đầu dễ nhận biết nhất không cần siêu âm
Bà bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đau đẻ giả bao lâu thì sinh? Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu không thể lơ là bỏ qua
Đẻ không đau gây tê ngoài màng cứng: Ưu nhược điểm & những điều mẹ cần biết
7 bí kíp giúp sinh thường dễ dàng không đau cho mẹ bầu sắp sinh
8 bí quyết sinh thường dễ dàng không đau cho mẹ bầu vượt cạn nhanh nhất
Giảm đau khi đẻ thường – Mẹ bầu nên sử dụng phương pháp nào để đạt hiệu quả nhất?
Sinh mổ có được uống sữa không? Lời giải đáp chính xác của các chuyên gia
Cách giảm đau khi đẻ mổ được các mẹ bầu mách nhỏ cùng nhau thực hiện đạt hiệu quả bất ngờ
6 thời điểm bà bầu cần uống nước để không bị thiếu nước ối mẹ nên chú ý
Có nên cho bé bú theo giờ định sẵn? – Những hạn chế khi cho bé bú theo giờ là gì?
Mẹ bầu đau vết mổ đẻ khi mang thai lần 2 thường gặp phải những nguy cơ gì?
Mẹ có nên cho bé bú sữa non? – Những lợi ích sữa non mang lại cho trẻ sơ sinh là gì?